Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa và cách để mẹ phòng tránh cho bé

Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề phổ biến ở trẻ nhỏ khiến nhiều mẹ lo lắng. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể do chế độ dinh dưỡng không phù hợp, dị ứng thực phẩm hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. Hiểu rõ những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ sẽ giúp mẹ chăm sóc con tốt hơn và giảm cảm giác khó chịu cho bé.

Những nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời chưa phát triển đầy đủ và hoàn thiện các chức năng, chính vì vậy mà rất dễ gặp phải các vấn đề rối loạn tiêu hóa. Lâu ngày, con có thể bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, chậm phát triển,…Do vậy mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhằm phòng tránh và có biện pháp chăm sóc kịp thời, đúng đắn.

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa và cách để mẹ phòng tránh cho bé
Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài

Thay đổi chế độ ăn uống

Trẻ đang bú mẹ đột ngột chuyển sang dùng sữa công thức là một trong những nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trong sữa mẹ có chứa nhiều loại enzyme giúp bé dễ dàng hấp thu nhưng trong sữa công thức thì không. Nếu không có giai đoạn thích nghi ban đầu, trẻ có thể gặp các vấn đề như nôn trớ, tiêu chảy hoặc đầy bụng.

Khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, hệ tiêu hóa của con phải làm quen với các loại thức ăn mới. Con cần có thời gian làm quen dần dần với các loại thực phẩm mới, để tránh gặp phải các triệu chứng như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa rất hay gặp. Khi cho trẻ ăn các loại đồ ăn quá cứng hoặc chứa nhiều dầu mỡ, hệ tiêu hóa của con còn non nớt nên không thể tiêu hóa được gây ra đầy bụng, khó tiêu.

Ngoài ra, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa tình trạng táo bón. Nếu chế độ ăn uống của trẻ thiếu chất xơ từ rau củ và trái cây, phân sẽ trở nên cứng và khó di chuyển qua đường ruột, gây táo bón và khó chịu cho bé.

Đối với các trẻ bú mẹ hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Nếu mẹ ăn các thực phẩm sống hoặc ôi thiu, sử dụng nguồn nước không đảm bảo để chế biến đồ ăn sẽ khiến con dễ bị đau bụng, tiêu chảy.

Dị ứng thực phẩm và không dung nạp Lactose

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch của con nhận diện nhầm một số loại protein trong thức ăn thành “tác nhân gây hại”, từ đó sinh ra các phản ứng nhằm bảo vệ cơ thể. Các triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng thực phẩm là tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, nổi mẩn,…

Đối với không dung nạp lactose, đây là tình trạng cơ thể trẻ không sản xuất đủ enzyme lactase giúp phân giải lactose – loại đường có trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Khi lactose không được phân giải đúng cách, nó sẽ tồn tại trong ruột và lên men, gây ra các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy,…

Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu nên dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng từ thức ăn và môi trường bên ngoài. Các thực phẩm sống như rau, thịt, cá chưa được nấu chín kỹ hoặc không đảm bảo chất lượng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa và gây rối loạn.

Trẻ nhỏ thường có thói quen cho tay vào miệng hoặc ngậm đồ chơi. Trong khi bề mặt đồ chơi chứa rất nhiều vi khuẩn có thể dễ dàng làm trẻ bị nhiễm khuẩn. Tình trạng này thường xảy ra trong môi trường tập thể như nhà trẻ hoặc trường học, nơi vi khuẩn rất dễ lây lan từ trẻ này sang trẻ khác.

Dùng kháng sinh kéo dài

Kháng sinh được dùng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhưng không thể phân biệt giữa vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi. Khi trẻ sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, không chỉ vi khuẩn gây bệnh mà cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột cũng sẽ bị tiêu diệt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ gây loạn khuẩn đường ruột, là một trong những nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Một số lưu ý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Không chỉ hiểu rõ về nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cũng cần chú ý một số điều quan trọng trong việc chăm sóc để giúp con nhanh chóng hồi phục.

  • Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Nếu con còn bú mẹ, nên cho bé bú nhiều cữ hơn. Đối với trẻ lớn hơn, mẹ cho uống thêm nước và điện giải.
  • Mẹ nên chọn những món ăn nhẹ nhàng cho dạ dày như cháo loãng hoặc cơm trắng. Tránh các món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ hoặc quá ngọt vì có thể làm tình trạng rối loạn tiêu hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Men vi sinh chứa các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, rất tốt khi bé bị rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể bổ sung các sản phẩm men vi sinh chất lượng cao cho con.
  • Mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi cho bé ăn, sau khi thay tã hoặc khi chơi cùng con. Hạn chế để trẻ ngậm tay, sát khuẩn đồ chơi của con thường xuyên để tránh lây nhiễm.
  • Không nên tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc kháng sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ, nếu dùng không đúng cách và liều lượng có thể khiến tình trạng của con nặng hơn.
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa và cách để mẹ phòng tránh cho bé
Những điều mẹ cần chú ý khi chăm sóc con bị rối loạn tiêu hóa

Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể khiến trẻ mệt mỏi, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Do đó, mẹ cần chủ động phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ bằng các biện pháp như:

  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi của con, hạn chế cho con ngậm mút tay.
  • Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho con.
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nguyên liệu cho đến chế biến.
  • Cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất quan trọng trong chế độ ăn của con.
  • Bổ sung các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột như men vi sinh, kẽm,…
Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa và cách để mẹ phòng tránh cho bé
Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ mẹ cần biết

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống không hợp lý, dị ứng thực phẩm, nhiễm khuẩn hoặc sử dụng kháng sinh kéo dài. Việc hiểu rõ và xử lý sớm các nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa sẽ giúp mẹ chăm sóc hệ tiêu hóa của bé tốt hơn, từ đó giúp con phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa kéo dài.

Mẹ hãy gọi điện ngay đến hotline 1900989862 để được các dược sĩ SoleChild giải đáp các thắc mắc và tư vấn miễn phí về tình trạng của con nhé!

Tác giả Dược sĩ Trịnh Ánh Tuyết