Biếng ăn sinh lý ở trẻ: Cẩm nang dành cho mẹ

Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất

Biếng ăn sinh lý là tình trạng rất phổ biến ở trẻ, đặc biệt trong giai đoạn trẻ phát triển mạnh về thể chất và tinh thần. Điều này khiến nhiều mẹ lo lắng khi con bỗng dưng biếng ăn mà không rõ nguyên nhân. Vậy biếng ăn sinh lý là gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ?

Trẻ biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý là hiện tượng trẻ nhỏ tạm thời mất cảm giác thèm ăn, ăn ít hơn so với bình thường mà không phải do các vấn đề sức khỏe gây ra. Bất kỳ trẻ nào trong quá trình phát triển cũng đều trải qua giai đoạn này, khi mà cơ thể có các thay đổi về thể chất và tinh thần.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ: Cẩm nang dành cho mẹ
Những biểu hiện của trẻ bị biếng ăn sinh lý

 

Các dấu hiệu biếng ăn sinh lý ở trẻ gồm:

  • Bỗng nhiên ăn ít hơn thường ngày, chỉ ăn một phần nhỏ hoặc bỏ ăn một vài bữa trong ngày.
  • Từ chối các món ăn mà thường ngày con rất thích ăn và kén chọn hơn trong việc lựa chọn đồ ăn.
  • Con vẫn vui chơi, hoạt động bình thường, vui vẻ, không có dấu hiệu mệt mỏi hay khó chịu.
  • Duy trì giấc ngủ bình thường, không có các dấu hiệu quấy khóc hoặc khó ngủ do vấn đề sức khỏe gây ra.
  • Biếng ăn sinh lý thường xuất hiện tại các cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ như học lẫy, bò, tập đi, mọc răng,…

Mẹ không nên quá lo lắng khi con đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý, tình trạng này thường chỉ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Sau đó, con sẽ ăn uống bình thường trở lại khi cơ thể đã thích nghi với sự thay đổi.

Các thời điểm biếng ăn sinh lý ở trẻ

Biếng ăn sinh lý thường xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của con, chẳng hạn như khi con biết lật, bò, tập đi, hoặc mọc răng. Lúc này, con tập trung nhiều hơn cho các hoạt động hằng ngày và khám phá môi trường xung quanh nên không còn hứng thú với các món ăn quen thuộc.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ: Cẩm nang dành cho mẹ
Biếng ăn sinh lý thường xuất hiện tại các mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ
  • Giai đoạn 3-4 tháng tuổi: Đây là giai đoạn con bắt đầu cảm nhận về môi trường xung quanh, quan sát và tập trung vào những sự vật mới lạ nhiều hơn. Con bắt đầu biếng ăn, giảm chú ý đến việc ăn uống.
  • Giai đoạn 6 tháng tuổi: Thời điểm này, trẻ bắt đầu ăn dặm và cơ thể cần thích nghi với sự thay đổi từ sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thực phẩm bổ sung. Việc tập làm quen với mùi vị và các món ăn mới có thể khiến trẻ biếng ăn.
  • Giai đoạn 9-10 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu tập bò, ngồi và dần chuyển sang các hoạt động này thay vì ăn uống. Đây cũng là thời điểm con bắt đầu mọc răng, một trong những nguyên nhân làm trẻ biếng ăn do cảm giác khó chịu trong miệng.
  • Giai đoạn 12-18 tháng tuổi: Đây là lúc trẻ tập đi và bắt đầu giao tiếp nhiều hơn. Con hứng thú với những thứ xung quanh và học hỏi thêm kỹ năng mới nên bỏ bữa hoặc ăn ít đi.
  • Giai đoạn 2-3 tuổi: Được gọi là giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2,” khi trẻ bắt đầu hình thành tính cách. Trẻ có thể từ chối thức ăn hoặc chọn lọc rất kỹ những món ăn mình thích, không còn hứng thú với món ăn đơn giản nữa.
  • Giai đoạn 5-7 tuổi: Trẻ bắt đầu bước vào môi trường học tập và làm quen với nhiều bạn mới. Rất nhiều trẻ sẽ trải qua một đợt biếng ăn ngắn hạn khi phải thích nghi với một môi trường mới.

Trong mỗi giai đoạn, tình trạng biếng ăn sinh lý chỉ là tạm thời và thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ. Điều quan trọng là cha mẹ cần quan tâm, theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cho con, đảm bảo đủ dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.

Cách khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý

Con biếng ăn sinh lý khiến nhiều mẹ đau đầu vì không biết xử lý ra sao. Tình trạng này không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của con nhưng các mẹ cũng cần hết sức lưu ý.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ: Cẩm nang dành cho mẹ
Các biện pháp giúp trẻ vượt qua tình trạng biếng ăn sinh lý

Không ép con ăn

Theo đó, biếng ăn sinh lý là tình trạng mà bất kỳ trẻ nào trong quá trình phát triển đều phải trải qua. Chính vì vậy, giữ bình tĩnh và kiên nhẫn khi con không chịu ăn là chìa khóa giúp cả mẹ và con vượt qua giai đoạn này. Ép buộc con ăn có thể khiến con sợ hãi và càng không muốn ăn hơn. Thay vào đó, mẹ hãy cho con thoải mái lựa chọn đồ ăn theo sở thích và dừng lại nếu con không muốn ăn nữa. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn sẽ giúp con ăn ngon miệng hơn.

Thực đơn đa dạng

Thực đơn cũng là một yếu tố quan trọng trong giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ. Mẹ nên thay đổi thực đơn thường xuyên để kích thích vị giác của con. Kết hợp các thực phẩm giàu dinh dưỡng với nhau, cách trang trí món ăn với nhiều màu sắc và bắt mắt sẽ giúp con hứng thú hơn với bữa ăn. Đặc biệt, nên chọn các món ăn mềm, dễ nhai cho trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn mọc răng.

Sử dụng sản phẩm bổ sung

Trong giai đoạn biếng ăn, mẹ có thể bổ sung cho con sữa hoặc các chất sản phẩm bổ sung dưỡng chất để đảm bảo con không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, DHA,… Chú trọng theo dõi cân nặng và sự phát triển của con trong từng giai đoạn để đảm bảo việc biếng ăn không kéo dài, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

Xây dựng thói quen ăn uống đúng giờ

Thiết lập giờ ăn cố định hàng ngày sẽ giúp con dần dần hình thành thói quen ăn uống. Tránh việc con vừa ăn vừa chơi, một bữa ăn của con chỉ nên kéo dài khoảng 30 phút để không khiến con cảm thấy mệt mỏi. Mẹ nên hạn chế cho con ăn vặt, uống các loại nước ngọt trước bữa ăn để không làm mất cảm giác thèm ăn và không hấp thu được các chất dinh dưỡng từ bữa chính.

Biếng ăn sinh lý là tình trạng phổ biến mà hầu hết trẻ nhỏ đều sẽ trải qua. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và các giai đoạn của biếng ăn sinh lý sẽ giúp mẹ yên tâm hơn và có các giải pháp phù hợp với con mình. Mẹ không nên lo lắng quá mức mà hãy kiên nhẫn, để con cảm thấy thoải mái trong các bữa ăn mà vẫn đảm bảo nhận được các dưỡng chất thiết yếu.

Mẹ hãy gọi điện đến hotline 1900 989 862 để được các Dược sĩ SoleChild giải đáp các thắc mắc và tư vấn miễn phí tình trạng của con nhé!

Kẽm hữu cơ

SoleChild BiZinC

SoleChild BiZinC

Giá: Liên hệ

Tác giả Dược sĩ Trịnh Ánh Tuyết