Biếng ăn tâm lý – Hiểu đúng để giúp con ăn ngon
Mẹ nào cũng mong muốn con mình khỏe mạnh, cao lớn, thấy con ăn được, ngủ được là yên tâm. Thế nhưng, nhiều mẹ đôi khi quá lo lắng về cân nặng nên ép con ăn, điều này khiến con càng trở nên sợ hãi và biếng ăn hơn. Vậy những biểu hiện biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì và cách cải thiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này nhé.
Biếng ăn tâm lý ở trẻ là gì?
Biếng ăn tâm lý là tình trạng phổ biến ở trẻ, thường xuất phát từ tâm lý lo lắng, sợ hãi trước mỗi bữa ăn khiến trẻ không muốn ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, sự phát triển thể chất và tinh thần của con.
Hậu quả đầu tiên có thể thấy là trẻ lười ăn, ăn ít đi, lâu dần việc ăn ít sẽ trở thành thói quen khó thay đổi, khắc phục. Điều này dẫn đến trẻ thiếu các vi chất dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn, nếu trẻ mắc bệnh sẽ rất lâu khỏi, chậm hồi phục.
Nhận biết trẻ biếng ăn tâm lý bằng cách nào?
Mỗi trẻ biếng ăn tâm lý sẽ có các biểu hiện khác nhau. Một số dấu hiệu biếng ăn tâm lý thường gặp bao gồm:
- Khóc khi nhìn thấy bàn ăn, đồ ăn.
- Che miệng khi thấy thức ăn hoặc ngậm miệng lại.
- Quay mặt đi khi mẹ đút thức ăn vào miệng.
- Thường xuyên ngậm thức ăn, không chịu nuốt và khóc nếu bị mẹ ép.
- Những trẻ lớn hơn sẽ trốn tránh khi gần đến giờ ăn hoặc ăn rất ít, tỏ ra khó chịu khi ăn.
- Trẻ có xu hướng giả vờ đau bụng để trốn ăn.
Ngoài những biểu hiện chán ăn, lười ăn, trẻ vẫn vui chơi, hoạt động bình thường và không có dấu hiệu của các bệnh lý.
Những nguyên nhân gây biếng ăn tâm lý ở trẻ
Tâm lý tiêu cực, lo lắng, sợ hãi, căng thẳng là nguyên nhân chính dẫn đến việc biếng ăn tâm lý ở trẻ.
Áp lực từ bố mẹ
Ép con ăn quá nhiều hoặc ăn những món con không thích
Khi bố mẹ cố gắng ép con ăn nhiều hơn nhu cầu hoặc bắt buộc ăn những món mà con không thích, điều này có thể tạo ra căng thẳng và làm trẻ cảm thấy sợ hãi trong các bữa ăn. Trẻ có xu hướng phản kháng bằng cách từ chối ăn, bịt miệng không muốn ăn.
Bầu không khí căng thẳng trong bữa ăn
Bữa ăn là khoảng thời gian cả gia đình cùng quây quần vui vẻ bên nhau. Vậy nên, nếu bữa ăn trở thành nơi bố mẹ liên tục nhắc nhở, thúc giục hoặc la mắng sẽ khiến con không hứng thú với việc ăn uống nữa.
Sự khen thưởng hoặc trách phạt liên quan đến ăn uống
Bố mẹ thường có thói quen gắn vấn đề ăn uống với một hình thức khen thưởng hoặc trách phạt con như: “Con ăn xong thì mới cho đi chơi” hoặc “Nếu không ăn hết thì không cho xem ti vi”. Điều này sẽ khiến con càng chán ghét việc ăn uống hơn nữa.
Trải nghiệm ăn uống tiêu cực
Trẻ có thể từ chối các bữa ăn khi đã có những trải nghiệm không tốt liên quan đến việc ăn uống, gây ra ám ảnh tâm lý và dẫn tới tình trạng biếng ăn.
- Bị nghẹn hoặc nôn ói khi ăn
- Từng có cảm giác đau khi ăn món ăn đó như hóc xương, đau răng,…
- Mùi vị món ăn không dễ chịu, khó ăn
- Thức ăn không được chế biến đúng cách
Sự thay đổi trong gia đình
Đây là một phản ứng tâm lý của trẻ trước những thay đổi lớn trong cuộc sống và gia đình. Chuyển nhà hoặc thay đổi môi trường sống, bố mẹ quá bận rộn, ít dành thời gian cho con đều là những nguyên nhân khiến trẻ mắc biếng ăn tâm lý.
Giải pháp giúp trẻ vượt qua biếng ăn tâm lý
Nếu trẻ biếng ăn kéo dài, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thể chất cũng như sức khỏe toàn diện của con. Do đó, cần có những biện pháp can thiệp để cải thiện tình trạng này ở trẻ. Mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:
Không ép con ăn
Chính từ tâm lý lo lắng con còi cọc, không cao lớn như các bạn đồng trang lứa nên các mẹ thường ép con ăn. Điều này khiến cho bữa ăn của con giống như cuộc chiến, trẻ lại càng lo lắng và sợ hãi hơn mỗi khi đến bữa ăn. Thay vào đó, mẹ hãy cho con ăn thoải mái theo nhu cầu, cho ăn khi con muốn và dừng khi con đã no.
Chia nhỏ các bữa ăn
Thay vì chỉ có 3 bữa ăn chính trong ngày, mẹ nên chia thành 5-6 bữa nhỏ. Điều này giúp con không phải ăn quá nhiều trong một bữa, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Đa dạng các món ăn
Việc cho trẻ ăn lặp đi lặp lại một món ăn chắc chắn sẽ khiến con cảm thấy chán nản, ngay cả những món mà con thích ăn nhất. Mẹ nên linh hoạt thay đổi các món ăn như cơm, cháo, phở,…, một ngày có thể cho con ăn hai bữa chính là cháo và cơm, còn lại các bữa phụ có thể thay đổi như bánh, trái cây,… Mẹ cũng nên thử nhiều cách chế biến, trang trí các món ăn trở nên đặc sắc để kích thích vị giác của con.
Xây dựng bầu không khí thoải mái trong bữa ăn
Không khí bữa ăn ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ, do vậy bố mẹ nên tạo không gian thoải mái, vui vẻ để con có hứng thú với bữa ăn hơn. Cần tránh việc dọa nạt, kể tội con khi ăn cơm khiến con cảm thấy sợ hãi.
Bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon cũng là một lựa chọn an toàn và hiệu quả cho trẻ biếng ăn. Mẹ có thể tham khảo sản phẩm BizinC SoleChild, thành phần kẽm cô đặc kết hợp với lysine, giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, phát triển cả về chiều cao và cân nặng, giảm tình trạng ốm vặt ở trẻ.
Mỗi bé đều có một nhu cầu ăn uống cũng như tâm lý khác nhau, bất kể sự sợ hãi hay thay đổi nào trong gia đình đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn tâm lý, khiến con còi cọc và chậm lớn. Chính vì vậy mà sự quan tâm và thấu hiểu của bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ vượt qua giai đoạn này.
Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào, hãy gọi điện đến hotline 1900989862 để được giải đáp các thắc mắc và nhận tư vấn miễn phí nhé!