Trẻ thiếu sắt và kẽm: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp bổ sung sắt, kẽm hiệu quả cho trẻ

Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất

Thiếu sắt và kẽm là vấn đề dinh dưỡng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi, bởi đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Sắt kẽm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của cơ thể. Chính vì vậy khi hai vi chất này bị thiếu hụt, trẻ dễ bị mệt mỏi, chậm phát triển, giảm khả năng tập trung và thường xuyên ốm vặt, khiến nhiều cha mẹ lo lắng và tìm kiếm giải pháp bổ sung hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ hiểu rõ tầm quan trọng của sắt và kẽm, đồng thời đưa ra giải pháp bổ sung 2 vi chất này hiệu quả cho bé.

Tầm quan trọng của sắt và kẽm đối với trẻ

Sắt và kẽm là 2 vi chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển trí não và thể chất của trẻ:

Sắt

Sắt là thành phần cốt lõi để cơ thể tạo ra hemoglobin – thành phần quan trọng của tế bào hồng cầu. Nhiệm vụ chính của hemoglobin là vận chuyển oxy từ phổi đến mọi tế bào, mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Khi có đủ oxy, các tế bào mới có thể hoạt động hiệu quả, tạo ra năng lượng cho mọi hoạt động sống, từ việc bé chạy nhảy, vui chơi đến việc học hỏi và tư duy.

Không chỉ vậy, sắt còn tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Trẻ được bổ sung đủ sắt thường sẽ hồng hào, năng động, học hỏi nhanh và ít mệt mỏi hơn những trẻ không được bổ sung đủ vi chất này.

Kẽm

Kẽm tham gia vào hoạt động của hàng trăm enzyme trong cơ thể, tham gia vào quá trình phân chia tế bào, tổng hợp protein và DNA. Điều này có nghĩa là kẽm cực kỳ cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ, từ chiều cao, cân nặng đến sự phát triển của các cơ quan.

Hơn nữa, kẽm còn là yếu tố quan trọng trong hệ miễn dịch. Vi chất này giúp các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Do đó, trẻ được bổ sung đủ kẽm thường có sức đề kháng tốt hơn, ít ốm vặt hơn và nếu có bị bệnh thì cũng nhanh hồi phục hơn.

Kẽm còn giúp duy trì vị giác và khứu giác, kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Thiếu kẽm thường đi liền với tình trạng biếng ăn, chậm lớn và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

Trẻ thiếu sắt và kẽm: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp bổ sung sắt, kẽm hiệu quả cho trẻ
Kẽm và sắt là 2 vi chất đóng vai trò quan trọng đối với trẻ

Những nguyên nhân khiến trẻ thiếu sắt và kẽm

Nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất chính là chế độ ăn uống hàng ngày không cung cấp đủ lượng sắt và kẽm theo nhu cầu của cơ thể bé. Điều này thường xảy ra ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn sau 6 tháng tuổi và không được bổ sung sắt dự phòng kịp thời. Ngoài ra, chế độ ăn dặm mất cân đối, thiếu các thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật, trứng hay thực phẩm giàu kẽm như hải sản, thịt gia cầm, các loại đậu cũng là một yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị thiếu cả sắt và kẽm.

Bên cạnh đó, việc cho trẻ uống quá nhiều sữa tươi (trên 500-700ml mỗi ngày đối với trẻ trên 1 tuổi) cũng là một nguyên nhân gây thiếu sắt. Bởi hàm lượng sắt, kẽm trong sữa tươi thường thấp và lượng canxi cao trong sữa có thể cản trở quá trình hấp thu sắt và kẽm. Ngoài ra, một số trẻ có thể mắc các bệnh lý về đường ruột như viêm ruột mãn tính, hội chứng ruột kích thích, làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có sắt và kẽm.

Trẻ thiếu sắt và kẽm: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp bổ sung sắt, kẽm hiệu quả cho trẻ
Những nguyên nhân trẻ nhỏ dễ bị thiếu sắt kẽm

Một nguyên nhân khác đó là nhu cầu về sắt và kẽm của cơ thể trẻ cũng không phải lúc nào cũng giống nhau. Trong những giai đoạn phát triển vượt bậc, đặc biệt là giai đoạn dưới 2 tuổi và lứa tuổi dậy thì, cơ thể trẻ cần một lượng sắt và kẽm lớn hơn đáng kể để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về thể chất và trí não.

Triệu chứng cảnh báo trẻ thiếu sắt và kẽm

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ thiếu sắt và kẽm là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu thường dễ bị nhầm lẫn với những mệt mỏi thông thường hay các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, mẹ cần quan sát kỹ các thay đổi trên cơ thể của trẻ để phát hiện kịp thời.

Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là da và niêm mạc xanh xao, lòng bàn tay, bàn chân hay vành tai nhợt nhạt. Đặc biệt, nếu mi mắt dưới của bé không hồng hào mà có màu nhợt nhạt, đó có thể là một cảnh báo về tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Đi kèm với đó, mẹ có thể nhận thấy bé trở nên mệt mỏi, kém linh hoạt hơn hẳn, hay uể oải, ít vui chơi, thường xuyên đòi bế hoặc có những giấc ngủ không sâu, dễ quấy khóc vô cớ.

Không chỉ vậy, thiếu sắt còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, làm bé chậm tăng cân và chiều cao. Một số bé còn có thể có những biểu hiện khác như móng tay giòn, dễ gãy, tóc khô và dễ rụng. Đặc biệt, sự tập trung và khả năng ghi nhớ của bé cũng có thể bị ảnh hưởng, bé dễ cáu kỉnh hơn.

Trẻ thiếu sắt và kẽm: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp bổ sung sắt, kẽm hiệu quả cho trẻ
Những triệu chứng trẻ thiếu sắt kẽm mà mẹ cần lưu ý

Đối với tình trạng thiếu kẽm, một trong những dấu hiệu nổi bật và thường gặp nhất chính là tình trạng biếng ăn kéo dài. Bé có thể ăn ít đi, thờ ơ với thức ăn, hoặc thay đổi khẩu vị, cảm nhận mùi vị kém. Hệ quả tất yếu của việc ăn uống kém và vai trò quan trọng của kẽm trong tăng trưởng là bé sẽ chậm tăng cân, thậm chí là chậm phát triển chiều cao so với các bạn cùng lứa. Một dấu hiệu đáng lo ngại khác mà mẹ cần lưu tâm là sức đề kháng của con suy giảm rõ rệt. Bé trở nên hay ốm vặt hơn, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, hoặc các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy.

Điều quan trọng mẹ cần lưu ý là các triệu chứng của thiếu sắt và kẽm có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời, và mức độ biểu hiện ở mỗi bé là khác nhau. Nhiều dấu hiệu có thể trùng lặp, ví dụ như biếng ăn hay chậm tăng cân đều có thể gặp ở cả hai tình trạng thiếu hụt này.

Giải pháp bổ sung sắt và kẽm cho trẻ hiệu quả

Dưới đây là những phương pháp chính mẹ có thể áp dụng để cải thiện tình trạng thiếu sắt và kẽm ở trẻ:

Trẻ thiếu sắt và kẽm: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp bổ sung sắt, kẽm hiệu quả cho trẻ
Những biện pháp giúp mẹ cải thiện trình trạng thiếu sắt kẽm ở trẻ

Cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày 

Việc xây dựng một chế độ ăn đa dạng, cân đối, giàu sắt và kẽm là vô cùng cần thiết. Nguồn sắt dễ hấp thu nhất đến từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê, gan động vật, lòng đỏ trứng gà, và các loại hải sản như hàu, ngao. Bên cạnh đó, sắt từ nguồn thực vật cũng có trong các loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi, súp lơ xanh, các loại đậu,… Để tăng cường hấp thu sắt, mẹ nên kết hợp cho bé ăn cùng các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, ổi, dâu tây,…

Kẽm có nhiều trong các loại hải sản có vỏ như hàu, cua, tôm, thịt gia cầm, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa cũng là nguồn cung cấp kẽm tốt. Ngoài ra, các loại hạt, ngũ cốc và các loại đậu cũng chứa kẽm, mẹ có thể chế biến thành các món ăn hàng ngày cho trẻ.

Mẹ hãy cố gắng chế biến món ăn đa dạng, thay đổi thực đơn thường xuyên để kích thích vị giác của bé và đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất.

Sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt và kẽm trực tiếp

Trong trường hợp trẻ thiếu sắt và kẽm mức độ nặng, hoặc chế độ ăn không thể đáp ứng đủ nhu cầu (do bé biếng ăn nặng, có vấn đề về hấp thu, hoặc nhu cầu tăng cao), mẹ có thể lựa chọn bổ sung các sản phẩm sắt và kẽm chất lượng cao cho bé.

Trên thị trường có rất nhiều dạng chế phẩm bổ sung sắt (sắt sulfat, sắt fumarat, sắt gluconat, sắt amin, sắt polymaltose…) và kẽm (kẽm sulfat, kẽm gluconat, kẽm axetat…). Dạng sắt sinh học thường được ưu tiên hơn do dễ hấp thu và ít gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa hơn so với sắt vô cơ và hữu cơ. Còn đối với kẽm, dạng kẽm hữu cơ đang là lựa chọn tốt nhất cho việc hấp thu của bé.

Thời gian bổ sung vi chất sắt và kẽm thường kéo dài vài tháng, tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt và đáp ứng của trẻ. Sắt thường được khuyên uống lúc đói, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ để hấp thu tốt nhất. Tuy nhiên, nếu bé bị kích ứng dạ dày, có thể cho uống trong hoặc ngay sau bữa ăn. Nên uống sắt cùng với nước lọc hoặc nước hoa quả giàu vitamin C để tăng hấp thu. Tránh uống sắt cùng lúc với sữa hoặc canxi.

Kẽm nên uống cách xa bữa ăn, trước ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ. Nếu bé bị khó chịu dạ dày, có thể uống cùng thức ăn. Quan trọng là không nên uống sắt và kẽm cùng một lúc, mẹ cần cho bé uống cách nhau ít nhất 2 giờ để tránh cạnh tranh hấp thu.

Tẩy giun định kỳ

Nhiễm giun sán, đặc biệt là giun móc, là một trong những nguyên nhân gây mất máu rỉ rả, dẫn đến thiếu sắt mãn tính ở trẻ. Vì vậy, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên mỗi 6 tháng một lần cũng là một biện pháp quan trọng góp phần phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu sắt và kẽm.

Việc phát hiện sớm và bổ sung kịp thời sắt cùng kẽm không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh, năng động mà còn hỗ trợ phát triển trí não, nâng cao khả năng học tập và phòng chống bệnh tật. Mẹ hãy chủ động tạo thói quen ăn uống lành mạnh, kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, đồng thời theo dõi sát sao để mang lại cho con nền tảng vững chắc cho hành trình phát triển toàn diện.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, mẹ hãy liên hệ ngay hotline 1900989862 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!

Sắt

SoleChild Lipofero

SoleChild Lipofero

Giá: Liên hệ

Kẽm hữu cơ

SoleChild BiZinC

SoleChild BiZinC

Giá: Liên hệ

Tác giả Dược sĩ Trịnh Ánh Tuyết

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *