Điều trị tiêu chảy ở trẻ em và 4 phương pháp phổ biến nhất
- 09:37 11-10-2024
- Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Bá Hùng
Thời tiết giao mùa nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển và lây lan bệnh tiêu chảy. Nếu các triệu chứng tiêu chảy kéo dài kèm theo sốt, nôn mửa, ba mẹ nên đưa con đi khám để có biện pháp điều trị tiêu chảy hiệu quả. Trong trường hợp nhẹ, phụ huynh có thể tham khảo 4 phương pháp dưới đây để điều trị tiêu chảy ở trẻ em.
Xử trí tiêu chảy ban đầu
Ở giai đoạn cấp, mẹ có thể áp dụng các biện pháp xử trí tiêu chảy ban đầu như dưới đây:
Bổ sung nước cho cơ thể
Khi trẻ bị tiêu chảy, tình trạng mất nước còn kèm theo mất các chất điện giải, chất khoáng như kali, natri,… Do đó điều đầu tiên mẹ nên làm là cho trẻ uống thật nhiều nước để bù lại lượng đã mất.
Với các trường hợp tiêu chảy mức độ vừa phải, có thể chỉ cần bổ sung bằng nước lọc ở những trẻ lớn và bú sữa theo nhu cầu ở trẻ nhỏ. Khi bổ sung, cho con uống từng ngụm nhỏ, chia nhiều lần trong ngày. Với những trường hợp nặng, chỉ bổ sung nước là chưa đủ, trẻ khuyến cáo nên được bổ sung bằng các dung dịch bổ sung nước và điện giải như Oresol.
Theo dõi dấu hiệu mất nước
Mẹ cần thường xuyên theo dõi thể trạng của trẻ khi bị tiêu chảy. Khi trẻ mất nước sẽ có các dấu hiệu sau:
- Quấy khóc, cáu gắt
- Mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo
- Khát nhiều, thường xuyên đòi bú, uống nước
Đặc biệt, nếu trẻ có các triệu chứng lờ đờ, mệt mỏi, ngủ li bì, khó đánh thức, bỏ bú hoặc không bú được, mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.
Không tự ý cho trẻ dùng thuốc
Nhiều mẹ cho rằng dùng kháng sinh để điều trị tiêu chảy ở trẻ em. Do đó, khi thấy con bị tiêu chảy, các mẹ thường tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh điều trị cho trẻ mà không biết tác tác dụng thật sự của kháng sinh.
Tuy nhiên, kháng sinh chỉ được dùng trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Việc tự ý sử dụng cho con, lạm dụng kháng sinh không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn làm rối loạn hệ vi sinh trong đường ruột, khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài hơn.
Dinh dưỡng phù hợp giảm tiêu chảy cho trẻ em
Việc chủ động tìm hiểu và xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học giúp việc phục hồi của con nhanh chóng hơn.
Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ chứa các dưỡng chất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. Mẹ nên tăng số lần bú trong ngày để vừa cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu, vừa bù lại lượng nước đã mất cho con.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Ở độ tuổi này con đã bắt đầu ăn dặm, cần cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm lạ có thể khiến trẻ bị dị ứng. Đặc biệt, các loại thực phẩm phải được lựa chọn kỹ lưỡng, cách chế biến an toàn vệ sinh, đảm bảo ăn chín uống sôi.
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn và kiêng ăn gì?
Tùy theo độ tuổi và chế độ ăn bình thường của trẻ trước khi tiêu chảy để xây dựng chế độ ăn phù hợp với sở thích và thói quen của trẻ. Một số loại thực phẩm nên cho trẻ ăn như cơm trắng, khoai tây, thịt, dầu thực vật, rau xanh, cà rốt, bí đỏ, chuối,… Nên chế biến các món ăn mềm và chia nhỏ cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày.
Khi điều trị tiêu chảy ở trẻ em, nên tránh các món ăn có nhiều đường, nhiều chất béo, các đồ ăn chế biến sẵn, các loại rau như măng, rau cần, ngô,… ít dinh dưỡng mà còn gây tình trạng khó tiêu ở trẻ.
Cách chữa tiêu chảy ở trẻ theo dân gian
Trong dân gian có nhiều cách điều trị tiêu chảy ở trẻ em, các mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu phổ biến dưới đây:
- Nước lá ổi, búp ổi: Giúp kích thích cơ trơn của ruột, làm giảm đau nhanh. Đồng thời, giảm tiết dịch ruột và kháng khuẩn tốt. Cách làm là đun lá ổi non và lấy nước uống trong thời gian bị tiêu chảy.
- Nước gừng tươi: Một loại thực phẩm quen thuộc, được coi là thần dược trong việc hỗ trợ tiêu hóa. Mẹ cho trẻ uống nước gừng ấm sẽ giúp làm dịu cơn khó chịu và giảm tình trạng tiêu chảy.
- Súp cà rốt: Có khả năng làm dịu nhu động ruột và tạo điều kiện cho các lợi khuẩn phát triển. Ngoài ra, cà rốt còn chứa các nhiều muối khoáng, kali giúp bù đắp lượng điện giải đã mất do tiêu chảy.
- Lá mơ: Mẹ có thể chế biến lá mơ bằng cách rửa sạch, trộn đều với 1 quả trứng gà và 1 ít muối. Sau đó cho thêm một chút dầu để áp chảo, trở đều hai mặt cho chín vfa lấy cho bé ăn mỗi ngày 2 lần.
Tuy nhiên, việc sử dụng các biện pháp dân gian cần phải kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Mẹ không nên lạm dụng và phụ thuộc quá nhiều các phương pháp này để điều trị tiêu chảy ở trẻ em.
Dùng thuốc điều trị tiêu chảy ở trẻ em
Tiêu chảy có thể gây mất nước, mất các chất điện giải và làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột. Chính vì vậy, phác đồ điều trị tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu cần kết hợp giữa bù nước, điện giải và cân bằng lại hệ vi sinh. Ngoài ra, trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể sử dụng thêm kháng sinh cho bé.
Bổ sung Oresol cho trẻ bị tiêu chảy
Oresol là thuốc được sử dụng để bù nước và các chất điện giải cho cơ thể. do các nguyên nhân như tiêu chảy cấp, nôn mửa nhiều, sốt cao. Các loại Oresol thường có 2 dạng là dạng bột và dạng sủi. Mẹ cần chú ý cách pha đúng cách và đúng liều lượng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Men vi sinh cho bé bị tiêu chảy
Tiêu chảy kéo dài ở trẻ có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, men vi sinh sẽ giúp bổ sung các lợi khuẩn thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, từ đó làm giảm các nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột của trẻ.
Bổ sung kẽm
Thành phần kẽm được Bộ y tế khuyến cáo sử dụng trong phác đồ điều trị tiêu chảy dành cho trẻ em. Kẽm sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh, thúc đẩy phục hồi hệ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các đợt tiêu chảy mới. Đồng thời, kẽm còn kích thích bé ăn ngon miệng, tăng hấp thu dưỡng chất của ruột. Do đó, sức khỏe của bé sẽ được phục hồi nhanh hơn.
Sử dụng kháng sinh
Trong trường hợp bé bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột, việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị là điều cần thiết để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, khi bị nhiễm khuẩn, trẻ có thể bị sốt nên mẹ cũng cần chuẩn bị sẵn các thuốc hạ sốt dành cho trẻ em.
Điều trị tiêu chảy ở trẻ em đúng cách sẽ giúp con nhanh chóng phục hồi sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các đợt tiêu chảy mới. Điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ không chỉ đơn thuần là kiểm soát triệu chứng mà còn cần chú trọng đến việc duy trì dinh dưỡng và phòng ngừa các biến chứng một cách hiệu quả và an toàn.
Nếu mẹ có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ ngay hotline 1900989862 để được Dược sĩ SoleChild giải đáp các thắc mắc nhé!